Danh mục 62 công nghệ cao dự kiến được ưu tiên đầu tư phát triển

author 09:53 05/09/2014

(VietQ.vn) - Bộ KH&CN dự kiến ban hành danh mục gồm 62 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

Căn cứ vào Luật Công nghệ cao, Bộ KH&CN ban hành danh mục gồm 62 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển.

Căn cứ tình hình từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các Danh mục được quy định.

24.	Công nghệ sinh học trong phòng trừ dịch hại, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và dược liệu sau thu hoạch được xếp vào danh mục công nghệ cao

Công nghệ sinh học trong phòng trừ dịch hại, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và dược liệu sau thu hoạch được xếp vào danh mục công nghệ cao

Cụ thể là: 

  1. Công nghệ thiết kế, chế tạo các bộ vi xử lý, mạch tích hợp và bộ nhớ máy tính có dung lượng cao.
  2. Công nghệ màn hình độ phân giải cao.
  3. Công nghệ phát triển hệ điều hành cho máy tính và các thiết bị di động.
  4. Công nghệ các hệ thống nhúng.
  5. Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bí mật thông tin ở mức cao.
  6. Công nghệ trí tuệ nhân tạo.
  7. Công nghệ tính toán phân tán và tính toán hiệu năng cao.
  8. Công nghệ dữ liệu lớn và xử lý dữ liệu lớn.
  9. Công nghệ Internet IPv6; công nghệ Internet di động.
  10. Công nghệ mạng thế hệ sau.
  11. Công nghệ ảo hóa và tính toán đám mây.
  12. Công nghệ truyền hình số thế hệ thứ 2.
  13. Công nghệ truyền hình tương tác; công nghệ truyền hình lai ghép.
  14. Công nghệ điện tử dẻo (Flexible electronics).
  15. Công nghệ tin sinh học
  16. Công nghệ gen ứng dụng trong chẩn đoán, giám định điều trị.
  17. Công nghệ chế tạo, sản xuất vắc-xin tái tổ hợp, sản xuất protein tái tổ hợp.
  18. Công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong y học tái sinh, trong tái tạo mô và cơ quan.
  19. Công nghệ tế bào mô, phôi động vật; công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật.
  20. Công nghệ chế tạo, sản xuất kháng thể đơn dòng.
  21. Công nghệ tạo sinh vật chuyển gen.
  22. Công nghệ Omics.
  23. Công nghệ vi sinh trong xử lý ô nhiễm môi trường.
  24. Công nghệ sinh học trong phòng trừ dịch hại, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản và dược liệu sau thu hoạch.
  25. Công nghệ sản xuất các loại phân bón thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  26. Công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh và các chất dẫn xuất thế hệ mới
  27. Công nghệ sản xuất các loại mỹ phẩm và chế phẩm dưỡng da cao cấp sử dụng hoạt chất nano.
  28. Công nghệ thiết kế chế tạo các thiết bị điều khiển, bộ biến đổi điện tử công suất dùng cho ngành điện, ngành cơ khí chế tạo.
  29. Công nghệ chuyển hóa và lưu trữ các nguồn năng lượng tái tạo.
  30. Công nghệ hàng không, vũ trụ.
  31. Công nghệ thiết kế và chế tạo các thiết bị đo lường, các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và giám sát tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện, nhà máy xi măng, dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm, hóa chất và phân bón.
  32. Công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị và dụng cụ đo lường thế hệ mới (trừ những công nghệ nằm trong nhóm công nghệ số 31).
  33. Công nghệ chế tạo robot.
  34. Công nghệ thiết kế và sản xuất nhờ máy tính (CAD/CAM), công nghệ sản xuất linh hoạt (FMS), công nghệ sản xuất tích hợp (CIM) để sản xuất sản phẩm có độ phức tạp cao.
  35. Công nghệ điều khiển độ chính xác gia công cơ khí.
  36. Công nghệ thiết kế, chế tạo, lắp ráp hạ thủy giàn khoan và các kết cấu siêu trường siêu trọng phục vụ ngành dầu khí.
  37. Công nghệ thiết kế, chế tạo tàu thủy cỡ lớn và tàu có tính năng phức tạp.
  38. Công nghệ gia công vật liệu bằng siêu âm, tia lửa điện, plasma, laser.
  39. Công nghệ xử lý bề mặt và hàn trong môi trường đặc biệt
  40. Công nghệ thiết kế các loại mẫu cánh, công nghệ đúc chính xác, gia công áp lực thế hệ mới trong chế tạo tua bin thủy lực cỡ lớn
  41. Công nghệ thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp thế hệ mới.
  42. Công nghệ thiết kế, chế tạo khuôn mẫu độ chính xác cao.
  43. Công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ thống thiết bị quang học tiên tiến;
  44. Công nghệ chế tạo các thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị bằng hình ảnh dùng trong y tế; thiết bị y tế sử dụng công nghệ hạt nhân.
  45. Công nghệ tiệt khuẩn nhiệt độ thấp; công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng microwave, plasma.
  46. Công nghệ hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nano cơ điện tử (NEMS) và cảm biến theo nguyên lý mới.
  47. Công nghệ vật liệu linh kiện quang điện tử (optoelectronics), quang tử (photonics) và vật liệu biến hóa (metamaterials).
  48. Công nghệ chế tạo vật liệu và thiết bị chiếu sáng rắn.
  49. Công nghệ sản xuất hợp kim đặc biệt.
  50. Công nghệ điện phân nhôm với dòng điện 500 kA.
  51. Công nghệ chiết trong chế biến vật liệu để nhận được sản phẩm siêu sạch ở quy mô công nghiệp.
  52. Công nghệ chế tạo vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
  53. Công nghệ sản xuất vật liệu polyme tổ hợp và polyme compozit chất lượng cao, bền với khí hậu nhiệt đới.
  54. Công nghệ sản xuất polyme sinh học có khả năng tự phân hủy.
  55. Công nghệ chế tạo sơn chuyên dụng cao cấp, thân thiện với môi trường.
  56. Công nghệ chế tạo cao su kỹ thuật cao cấp chuyên dụng cho chế tạo máy, điện, điện tử, an ninh quốc phòng.
  57. Công nghệ xử lý dầu nhờn thải và sản xuất dầu gốc sử dụng tháp phản ứng xử lý bằng khí hydro.
  58. Công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao cấp cho công nghiệp điện, điện tử, chế tạo máy.
  59. Công nghệ chế tạo vật liệu sợi thuỷ tinh đặc biệt, sợi cacbon.
  60. Công nghệ vật liệu nano.
  61. Công nghệ chế tạo vật liệu và sản phẩm cấy ghép can thiệp vào cơ thể con người.
  62. Công nghệ chế tạo hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho các hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ.

Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Thúy Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang